Tin tức - Hoạt động

Kinh tế- xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được cải thiện rõ rệt

Cập nhật lúc 21:01 03/10/2023
Để hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện quyền bình đẳng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành nhiều ưu tiên trong triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Việt Nam hiện nay là quốc gia thống nhất có 54 dân tộc anh em với khoảng 100 triệu người, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 14,3% với trên 12,3 triệu người. Với đặc điểm cư trú phân tán, xen kẽ, tập trung chủ yếu ở các vùng núi, đặc biệt là vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, trình độ phát triển của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp so với mặt bằng chung cả nước. Để hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện quyền bình đẳng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành nhiều ưu tiên trong triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 
phát triển nghề thủ công truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số
phát triển nghề thủ công truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số
Nhiều chương trình đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực như: Chương trình hành động 122 của Chính phủ về Công tác Dân tộc; Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Giảm nghèo bền vững; Chương trình 135 (giai đoạn 2) về Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa; các chính sách và chương trình ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết đất sản xuất và đất ở (Quyết định 132); hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở và các nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho đồng bào nghèo thuộc dân tộc thiểu số (Quyết định 134)…
Nhờ những chính sách và chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tình hình kinh tế, xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được cải thiện rõ rệt. Từ năm 2007 đến nay đã có 118.530 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được vay vốn, 33.969 hộ được hỗ trợ phát triển sản xuất, 80.218 hộ được hỗ trợ mở rộng quy mô chăn nuôi, 4.343 hộ được hỗ trợ mở rộng sang ngành nghề dịch vụ. 
Chất lượng cuộc sống của người dân tộc thiểu số cũng từng bước được cải thiện. Cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của đồng bào được đầu tư xây dựng. Đến nay, 100% xã có trạm y tế và cán bộ y tế, 100% số huyện có trung tâm y tế và bác sỹ; số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 25%. Một số dịch bệnh trước đây phổ biến ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi như sốt rét, bướu cổ, phong, lao được ngăn chặn và đẩy lùi.
Đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong những năm qua được cải thiện rõ rệt, mức thụ hưởng văn hóa được nâng cao. Nhiều nét văn hóa các dân tộc thiểu số được bảo tồn, phát triển, được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, “Thánh địa Mỹ Sơn”, “Cao nguyên đá Đồng Văn”. Các chương trình phát thanh, truyền hình bằng cả tiếng Việt và 26 ngôn ngữ dân tộc thiểu số được phát sóng mở rộng tới các bản làng xa xôi.
Bên cạnh đó, công tác giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí ở vùng có đông người dân tộc thiểu số sinh sống cũng được quan tâm đẩy mạnh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, trường dạy nghề; các loại hình trường nội trú, bán trú, dự bị đại học dân tộc tại vùng có đông dân tộc thiểu số đều được đầu tư xây dựng. Từ năm 2012 có 100% xã đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học, nhiều nơi đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở, 95% trẻ em dân tộc thiểu số được đến trường.
Buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar), tỉnh Đăk Lăk được đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch.
Buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar), tỉnh Đăk Lăk được đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 đã thực hiện được nửa chặng đường nhưng đã cho thấy một số kết quả rất ý nghĩa. Trong đó năm 2022 mức giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số đạt 8,49%; 22/74 huyện nghèo đang được đầu tư để đảm bảo mục tiêu “30% huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo vào năm 2025.“330“30% huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo” vào cuối năm 2025.30% huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo” vào cuối năm 2025.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được thiết kế với 10 dự án thành phần có sự tham gia của nhiều bộ, ngành, được triển khai trên địa bàn 51 tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi… đang tiếp tục làm khởi sắc kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi../

 
Quang Vinh
Thông tin khác:
Thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cộng đoàn Công giáo Việt Nam (30/09/2023)
Bình Dương đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số (28/09/2023)
Tổng kết 20 năm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (28/09/2023)
Phát huy những giá trị tốt đẹp của đồng bào Công giáo (28/09/2023)
Thắp lên niềm tin và nghị lực cho trẻ em khuyết tật (27/09/2023)
Khánh Hòa: Đẩy mạnh truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (24/09/2023)
Hỗ trợ ứng dụng công nghệ để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số (24/09/2023)
Đồng bào Công giáo TP Cần Thơ tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện (22/09/2023)
Bổ nhiệm Tân Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Huế (21/09/2023)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
Số giấy phép: 183/GP-TTĐT cấp ngày 31/05/2017. Trưởng ban biên tập: Vũ Thành Nam
Địa chỉ ban biên tập: 59 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 39363013 - Email: mariadohoa@gmail.com
Website ubdkcgvn.org.vn được phát triển bởi đơn vị MIP™(mCMS).
log